CUỘC THI THIẾT KẾ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TRONG GDNN NĂM 2021

CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH CÙNG CUỘC THI



THÔNG BÁO

Hướng dẫn về Sản phẩm dự thi Cuộc thi Thiết kế Dạy học Trực tuyến

Bởi Phạm Duy -

HƯỚNG DẪN THAM GIA

CUỘC THI “THIẾT KẾ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP” NĂM 2021

 

I. Nội dung

1. Loại bài giảng và yêu cầu nền tảng ứng dụng

- Bài giảng trực tuyến dự thi là bài tích hợp. Nội dung dạy học thuộc chương trình mô đun mà nhà giáo được phân công giảng dạy và có thời gian từ 1 đến 2 giờ dạy thực tế trên lớp.

- Bài giảng trực tuyến dự thi được cấu trúc trên nền tảng Moodle hoặc Google Classroom (cấp địa phương); cấu trúc trên nền tảng Moodle (cấp toàn quốc).

- Các bài dự thi phải là ý tưởng, sản phẩm của chính tác giả và chưa được công bố hay tham gia bất kỳ cuộc thi nào.

2. Kết cấu bài dự thi

a) Phần thuyết minh sản phẩm (được trình bày trong một tệp văn bản): Là một kế hoạch dạy học (giáo án) thể hiện ý tưởng sư phạm về thiết kế khóa học trên nền tảng Google Classroom hoặc Moodle (cấp toàn quốc). Trong đó, nêu đầy đủ các thông tin về Tên bài dự thi, Chủ đề, Thông tin nhà giáo, email và số điện thoại liên lạc, đơn vị công tác, địa chỉ; công nghệ sử dụng trong bài giảng, ý tưởng về phương pháp sư phạm, tháng/năm hoàn thành sản phẩm.

          b) Phần nội dung sản phẩm (Cấu trúc bài giảng trên nền tảng Google Classroom hoặc Moodle): Phải hoàn chỉnh một nội dung giảng dạy cụ thể, trình bày theo kịch bản giảng dạy của nhà giáo. Ngoài ra, ghi rõ trang thông tin về tài liệu tham khảo, cần ghi rõ nguồn gốc của thông tin tham khảo sử dụng trong bài dự thi. Tài liệu tham khảo không vi phạm bản quyền (được cấp phép sử dụng theo giấy phép phù hợp). Bài giảng trực tuyến được cấu trúc trên nền tảng LMS theo kết cấu sau:

* Giới thiệu bài giảng: Đặt vấn đề, mô tả mục tiêu, đề cương và hướng dẫn học (khai thác) bài giảng.

- Mục tiêu: liên hệ nội dung học tập mới với thực tiễn để tạo nhu cầu và động cơ học tập cho người học

- Nội dung: mô tả tóm tắt mục tiêu, nội dung bài giảng và những ứng dụng hay những vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến nội dung học tập

- Dữ liệu số: nội dung mô tả dạng text; file pdf tóm tắt mục tiêu, nội dung bài bài giảng (dạng đề cương); hình ảnh hoặc videoclip liên hệ thực tiễn

Ví dụ: giới thiệu môn học (có thể tham khảo để cấu trúc nội dung giới thiệu bài giảng)

 

 

 

 

 


* Nội dung bài giảng: Lý thuyết liên quan, quy trình thực hành và hướng dẫn mẫu quy trình thực hành

- Mục tiêu: hình thành và phát triển các kiến thức, kỹ năng và năng lực mới cho người học

- Nội dung: trình bày lý thuyết liên quan, quy trình thực hành và hướng dẫn thực hành theo quy trình

- Dữ liệu số: file pdf/slide; mô phỏng/videoclip/bảng; khảo sát/thu thập số liệu đánh thực hiện quy trình và sản phẩm thực hành; diễn đàn trao đổi

Ví dụ: cấu trúc một phần của lý thuyết liên quan (có thể tham khảo để cấu trúc cho các phần trong nội dung bài giảng)

 

 

 

 

 

 

* Luyện tập – Vận dụng: Hệ thống câu hỏi ôn tập, bài tập vận dụng và những minh họa vận dụng nội dung học tập vào thực tiễn (nếu có)

- Mục tiêu: củng cố kiến thức, kỹ năng và vận dụng thực tiễn (nếu có)

- Nội dung: câu hỏi ôn tập, bài tập vận dụng và những vận dụng minh họa thực tiễn (nếu có)

- Dữ liệu số: câu hỏi ôn tập/trắc nghiệm/bài tập vận dung; hình ảnh/videoclip; số liệu liệu thống kê; diễn đàn trao đổi

Ví dụ: cấu trúc một phần của Luyện tập – Vận dụng (có thể tham khảo để cấu trúc cho phần Luyện tập – Vận dụng)

 


 

 

 

* Kiểm tra – Đánh giá: Hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra kết quả học tập của người học được áp dụng trong bài giảng

- Mục tiêu: đánh giá mức độ đạt được mục tiêu dạy học của người học

- Nội dung: câu hỏi kiểm tra lý thuyết, kiểm tra thực hiện quy trình, kiểm tra sản phẩm thực hành

- Dữ liệu số: câu hỏi kiểm tra/trắc nghiệm; tiêu chí đánh giá thực hiện quy trình; tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành

Ví dụ: cấu trúc một phần của Kiểm tra đánh giá (có thể tham khảo để cấu trúc cho phần này)

 

 

 

 


* Tương tác giữa người học với hệ thống: Người học cung cấp hoặc phản hồi thông tin liên quan đến hoạt động học; người dạy phản hồi thông tin, hướng dẫn học tập cho người học; liên lạc giữa người dạy hoặc người hướng dẫn với người học trong suốt thời gian học tập với bài giảng. 

- Mục tiêu: cung cấp hoặc phản hồi thông tin cho người học

- Nội dung: câu hỏi/nội dung tra lời; vấn đề thảo luận

- Dữ liệu số: Forum/Chat.

Các dữ liệu số này có thể cấu trúc thành mục riêng học tích hợp vào mục nội dung bài giảng

* Tài liệu tham khảo: Hệ thống tài liệu học tập điện tử (văn bản, hình ảnh và video) cung cấp cho người học tham khảo thêm ngoài bài giảng.

- Mục tiêu: cung cấp tài liệu đọc thêm cho người học

- Nội dung: tài liệu điện tử liên quan đến nội dung bài giảng

- Dữ liệu số: file pdf/slide; hình ảnh/ videoclip.

Các dữ liệu số này có thể cấu trúc thành mục riêng học tích hợp vào mục nội dung bài giảng

3. Hướng dẫn hoàn thiện, đóng gói sản phẩm dự thi (để nộp trên hệ thống quản lý học tập tại website Cuộc thi)

a. Định dạng sản phẩm

Tùy theo bài giảng được thiết kế trên hệ thống nào hoặc phần mềm nào thí sinh dự thi có thể đóng giói theo sản phẩm dự thi theo một trong 2 cách sau:

* Dạng sao lưu (backup) .mbz

Dạng sản phẩm này được sử dụng đối với những bài giảng được thiết kế trên hệ thống LMS Moodle. Các bước thực hiện tạo bản đóng gói sao lưu trên LMS Moode:

- Giảng viên truy cập vào bài giảng của mình

- Lựa chọn chức năng bảng điều khiển hành động

- Chọn Sao lưu

- Thực hiện các bước theo quy trình sao lưu

- Tải bản sao lưu về

- Phục hồi bản sao lưu lên hệ thống quản lý học tập của cuộc thi

* Dạng chuẩn SCORMS

Dạng chuẩn này được sử dụng để đóng gói bài giảng được thiết kế trên các hệ thống quản lý học tập không phải Moodle hoặc trên các phần mềm thiết kế bài giảng khác như: Powerpoint, Violet, Libre Office Impress, Flash, Web, google Classroom... Tùy theo phần mềm cũng như hệ thống mà có cách đóng giói khác nhau, đối với hệ thống có sẵn chức năng kết xuất bài giảng về dạng Scorms thì thí sinh chỉ cần sử dụng chức năng này kết xuất thành tệp tin đóng gói chuẩn Scorm tệp tin này thường được nén dưới dạng .zip file bên trong có cấu trúc chuẩn scorm đã đóng gói. Đối với các phần mềm hoặc hệ thống không hỗ trợ xuất bản dưới dạng chuẩn SCORM thí sinh có thể sử dụng thêm một phần mềm hỗ trợ để đóng giói thành chuẩn SCORM hoặc xây dựng chuẩn cấu trúc SCORM rồi đóng giói thành một file nén zip.

Các bước thực hiện bản đóng giói SCORM với hệ thống có hỗ trợ:

- Truy cập vào phần mềm hoặc hệ thống hỗ trợ học tập

- Xuất bản bài giảng sang SCORM

- Tải bài giảng SCORM

- Import vào hệ thống quản lý học tập của cuộc thi

Các bước thực hiện bản đóng giói SCORM với hệ thống không hỗ trợ thí sinh sử dụng một phần mềm đóng giói từ hãng thứ 3:

- Tải dữ liệu bài giảng về

- Sử dụng phần mềm biên tập hỗ trợ  đóng giói dạng chuẩn SCORM

- Đóng giói bài giảng thành dạng SCORM

- Import file đóng gói SCORM vào hệ thống quản lý học tập của cuộc thi

Một số phần mềm hỗ trợ xây dựng bài giảng đóng giói bài giảng SCORM mà thí sinh có thể tham khảo trong quá trình thiết kế bài giảng : Adobe Presenter, MicroSoft Office Mix, iSpring, …

Các bước thực hiện bản đóng giói SCORM với hệ thống không hỗ trợ đóng giói SCORM thí sinh tự cấu trúc bài giảng và đóng không sử dụng phần mềm của hãng thứ 3:

- Tạo 1 thư mục gốc để chứa các file thành phần

- Tạo (copy) các file hệ thống của SCORM vào thư mục gốc

- Tạo (copy) các file của bài học vào thư mục gốc

- Biên tập file imsmanifest.xml cho phù hợp với các file của bài học

- Đóng gói tất cả các file vào một file zip.

- Import file đóng gói SCORM vào hệ thống quản lý học tập của cuộc thi

Để đóng giói theo cách này thí sinh có thể tải các file hệ thống của SCORM cũng như xem cấu trúc tệp tin biên tập imsmanifest.xml trên trang web scorm.com có thể tham khảo tại link https://scorm.com/scorm-explained/technical-scorm/content-packaging/xml-schema-definition-files/.

c. Nộp trên hệ thống quản lý dạy học tại website Cuộc thi

- Từ ngày 15/9 - 25/9/2021, Tổng cục GDNN sẽ cung cấp cho các Sở LĐTBXH tài khoản để đăng nhập hệ thống quản lý dạy học tại website Cuộc thi để gửi các bài đạt giải cấp địa phương hoặc các bài giảng có chất lượng được Sở LĐTBXH xác nhận cử tham gia.

- Mỗi Sở LĐTBXH lựa chọn 02 bài giảng trực tuyến đạt giải tại cuộc thi cấp Sở tổ chức để đăng ký dự thi toàn quốc trên hệ thống quản lý dạy học tại website Cuộc thi. Riêng các thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ) có thể lựa chọn, đăng ký dự thi từ 03 - 05 bài giảng trực tuyến được chọn từ các giải cao tại cuộc thi cấp Sở tổ chức.

II. Tiêu chí đánh giá cơ bản

1. Giới thiệu bài giảng (mục tiêu, nội dung chính): 03 điểm.

2. Nội dung bài giảng (lý thuyết liên quan, quy trình, nội dung hướng dẫn): 03 điểm.

3. Luyện tập - Vận dụng (câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, bài tập củng cố, vẫn dụng mở rộng): 03 điểm.

4. Kiểm tra - Đánh giá (nội dung, tiêu chí, phương pháp đánh giá): 03 điểm.

5. Tương tác với người học (phản hồi thông tin, kênh thông tin): 03 điểm.

6. Tài liệu tham khảo (đa dạng, phù hợp): 02 điểm.

7. Đa phương tiện (hình thức, thời lượng, nội dung): 03 điểm.

III. Quy trình tổ chức cấp toàn quốc

- Từ ngày 26/9/2021 đến hết ngày 10/10/2021 (theo ngày gửi trên hệ thống), Ban Tổ chức tiếp nhập các bài dự thi đạt giải cấp địa phương. Sau 05 ngày kể từ hạn cuối cùng gửi bài dự thi, Ban Tổ chức sẽ đăng tải thông tin chi tiết bài dự thi của các nhà giáo lên hệ thống của Cuộc thi hoặc Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để nhà giáo có thắc mắc sẽ gửi đến Ban Tổ chức trong vòng 03 ngày kể từ ngày thông tin bài dự thi được công bố. Ban Tổ chức không giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của nhà giáo ngoài thời gian trên.

- Từ ngày 11/10/2021 đến 20/10/2021, Ban Giám khảo tổ chức chấm tất cả các bài đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến để lựa chọn ra từ 08-10 bài giảng tiêu biểu nhất vào Vòng 3 của cuộc thi.

- Từ ngày 20/10 - 27/10/2021, Ban tổ chức thông báo 08-10 bài giảng trực tuyến được lựa chọn vào Vòng Chung kết toàn quốc. Các nhà giáo báo cáo, bố trí tham dự trực tiếp tại Hội giảng (nếu điều kiện cho phép).

- Từ ngày 29/10/2021 đến 02/11/2021, Ban Giám khảo tổ chức chấm bài theo hình thức phỏng vấn trực tiếp nhà giáo của 08-10 bài giảng tiêu biểu (tại Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc năm 2021). Thời gian trình bày, phỏng vấn và trả lời cho mỗi bài giảng dự thi là 30 phút.

- Công bố kết quả: Ngày 03/11/2021.

- Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi: Tại Lễ bế mạc Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc (ngày 05/11/2021), TP Vinh, Nghệ An.

TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP



Các khoá học hiện tại

Các khoá học hiện tại


Danh mục khoá học

Danh mục khoá học


Search Your Courses